Vải thiều Lục Ngạn hột nhỏ màu nâu đen, quả kích cỡ vừa, vỏ sần, chín màu đỏ gai phẳng (giãn gai), hạt rất nhỏ màu đen tuyền hoặc không hạt, cùi trắng dày ăn rất ngọt, hương vị thơm đặc biệt. Vải thiều có tên gọi khác là vải ngọt, vải muộn.
Vải thiều Lục Ngạn, đặc sản hàng đầu Việt Nam
Vải thiều chín rộ trong khoảng 6 tuần, tính cả vải chín sớm (vải U, vải Thanh Hà) từ Tây Nguyên trở ra thì thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 7 dương lịch.
Lục Ngạn là một huyện thuộc tỉnh Bắc Giang nổi tiếng cả nước với đặc sản vải thiều và nhiều trái cây khác. Nơi đây đang vươn mình trở thành vựa trái cây lớn nhất miền Bắc với ưu đãi về thổ nhưỡng trời phú.
Dinh Dưỡng Của Quả Vải Thiều Lục Ngạn
Vải thiều với cùi bên trong có chứa nguồn vitamin C đặc biệt. Vitamin C trong quả vải chống oxy hóa hơn chanh và cam, một ly nước vải chứa tới 136 mg (226% lượng khẩu phần ăn hàng ngày). Cung cấp polyphenol tuyệt vời cũng như các chất dinh dưỡng khác (sắt, kali, đồng, mangan) là những thành phần quan trọng trong quá trình sản xuất và lưu thông máu.
Trong quả vải thiều có chứa chất flavonoid và chất chống oxy hoá giúp bảo vệ khỏi các loại ung thư khác nhau cũng như các bệnh thoái hóa. Vải thiều cung cấp một nguồn chất xơ tuyệt vời và Vitamin B là chất tăng cường sự trao đổi chất.
Các món ăn từ Vải thiều
Sinh tố trái vải

Nguyên liệu:
16-18 quả vải thiều
Sữa tươi không đường: 100ml (nếu dùng sữa tươi có đường bạn có thể giảm bớt lượng sữa đặc)
Sữa đặc : 2 muỗng
Nước cốt chanh: 1 muỗng cafe (sẽ giúp cho món sinh tố không bị thâm và ngon hơn)
Đá viên : 1 bát con
Cách thực hiện:
Đầu tiên bạn bóc vỏ, bỏ hạt lấy phần thịt vải. Cho phần thịt vải vào máy xay, thêm sữa đặc, sữa tươi, nước cốt chanh và đá viên đã chuẩn bị sẵn vào máy. Đậy nắp và xay nhuyễn hỗn hợp trong vài phút. Và rót ra ly để thưởng thức.
Vải ngâm đường

Nguyên liệu:
Trái vải: 2kg
Đường :300gram
Muối: 1 nhúm nhỏ
Cách thực hiện:
Vải mua về rửa sơ qua nước để loại bỏ đất cát bên ngoài. Tiếp theo bóc vỏ, bỏ hạt giữ lại phần thịt vải. Để trái vải còn nguyên vẹn hình dáng, bạn chỉ cần dùng mũi dao nhọn, khéo léo khứa 1 vòng quanh hột vải rồi gẩy hột ra.
Sau khi bóc hết vải vào hộp rồi nước muối theo tỉ lệ 3:1 (300gram muối với 1 lít nước) dùng để ngâm vải trong 60 phút. Để giữ cho vải có độ giòn bạn có thể để vải vào ngăn mát trong lúc ngâm vải.
Sau đó, đổ vải ra rổ cho ráo nước, xả một lần với nước sạch cho bớt vị mặn hoặc cứ để vậy cũng được. Vì vị mặn không ảnh hưởng đáng kể mà còn giúp cho thịt vải có vị ngọt thanh hơn.
Tiếp theo, ta nấu 1 lít nước với 250 gram -300 gram đường cát trắng. Khi nước đường sôi, cho phần thịt vải vào nồi, nước đường sôi lại thì nhanh tay tắt bếp. Cho vải vào hũ thủy tinh và nhanh tay đóng nắp lại. Để cho vải nguội tự nhiên. Khi vải nguội hoàn toàn, bên trong lọ vải sẽ hình thành lực hút chân không giúp cho lọ vải không bị hỏng. Bảo quản trong ngăn mát tầm 2-3 ngày là bạn có thể dùng được. Tránh để ở ngoài, nơi có ánh sáng trực tiếp sẽ khiến nước vải dễ bị lên men.
Chè vải rau câu

Nguyên liệu:
Vải tươi: 600 gram
Bột hạnh nhân: 5 gram
Bột rau câu 50 gram
Nước dừa tươi: 300ml
Đường cát trắng: 200 gram
Cách tiến hành:
Vải bóc vỏ bỏ hột, tách lấy phần thịt vải. Nấu 150 gram đường với 0,5 lít nước, khi nước đường sôi cho phần thịt vải rồi hạ lửa nhỏ và nấu trong 10 phút thì tắt bếp, để nguội.
Tiếp theo, hòa rau câu với nước dừa tươi, cho 50 gram đường còn lại, cho 5 gram bột hạnh nhân vào, đun sôi lại thì tắt bếp, đổ ra khuôn và để nguội. Để rau câu không bị ra nước bạn nên ngâm 30 phút trước khi nấu và khi nấu nhớ khuấy đều tay để tránh bị cháy.
Đặt rau câu vào tủ lạnh, đợi đông lại rồi lấy cắt hạt lựu. Khi ăn trộn chung trái vải với rau câu, cho thêm vài viên đá.
Giữa trưa hè oi bức mà có một chén chè vải rau câu thanh mát như xua tan đi nhưng cái nóng khó chịu trong người. Rau câu giòn sần sật ăn vui miệng, lại thơm mùi hạnh nhân khiến cho chén chè thêm cuốn hút làm cho người thưởng thức muốn ăn mãi không ngừng.
Vải thiều chanh tươi

Nguyên liệu:
Vải thiều: 500 gram ( đang vào mùa vải thiều bạn nên chọn những quả vải căng mọng, vừa chín tới)
Chanh: 2 quả
Nước dừa xiêm: 200ml
Đá viên: 1 bát con
Dụng cụ: máy xay, rây lọc
Cách tiến hành:
Vải mua về rửa sơ qua nước, vớt ra rổ để ráo. Dùng mũi dao nhọn, bóc vỏ, bỏ hạt tách lấy phần thịt vải. Để riêng vài trái vải dùng để trang trí.
Chanh tươi vắt lấy nước cốt. Rồi cho phần thịt vải cùng 200ml nước dừa vào máy xay sinh tố xay thật nhuyễn. Để nước vải được được ngon hơn bạn nên lọc qua rây một lượt, để loại bỏ phần lớp màng bên trong thịt vải. Lớp màng này sẽ khiến cho thức uống có vị chát và kém ngon hơn.
Sau đó rót ra ly, thả vài viên đá và trang trí một lát chanh, một trái vải bóc vỏ sẵn là bạn đã có một ly nước vải thiều chanh tươi thơm ngon, hấp dẫn. Sự kết hợp độc đáo của nước dừa và chanh tươi sẽ giúp phát huy được tính bổ dưỡng của trái vải vừa kiềm chế được tính nóng vốn có của loại trái cây này.
Chè vải thiều trân châu

Trái vải lột vỏ, bỏ hột tách lấy phần thịt. Thơm xắt miếng mỏng vừa ăn hoặc thái hạt lựu. Múc trân châu ra chén cho vải, thơm thái hạt lựu lên trên và trang trí bằng một nhánh bạc hà. Chè trân châu vải thiều có thể ăn nóng hoặc cho thêm vài viên đá cũng rất tuyệt. Cách thực hiện thật đơn giản phải không nào.
Chè vải thiều đậu xanh

Chọn loại vải ngon: muốn chọn được loại vải ngon bạn nên chọn quả căng mọng, cuống phải còn tươi, màu đỏ đều, không bị dập, nát. Khi ngâm đậu xanh phải ngâm ít nhất 6 tiếng với lạnh, còn muốn nhanh hơn bạn có thể ngâm với nước ấm trong 2 tiếng đồng hồ như thế đậu xanh sẽ không bị bở.
Nếu muốn muốn món chè vải thiều đậu xanh của bạn có mùi thơm hơn bạn có thể thêm một chút hoa bưởi hoặc một ít nước cốt dừa sẽ tạo mùi thơm thanh nhã, độ béo ngậy vừa phải.